Cách vận hành cho vay của nền tảng đầu tư cho vay tiền Tima Lender

Chào các bạn,

Sự phát triển nhanh chóng của mô hình P2P Lending trên thế giới trong những năm qua đã tạo ra một kênh cung ứng vốn mới trên thị trường và góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện phát triển. Tại Việt Nam, một số công ty Fintech đã bắt đầu triển khai mô hình cho vay trực tuyến thông qua việc sử dụng kết nối dựa trên ứng dụng Internet như một số hoạt động P2P Lending.

Hiện nay, các hoạt động của các công ty Fintech bao gồm bốn nhóm, bao gồm: huy động vốn cộng đồng, cho vay, quản lý tài chính cá nhân, thanh toán (di động), Bitcoin/Blockchain, quản lý POS (Point of Sale ), quản lý dữ liệu và so sánh thông tin. Năm 2016, 1 trong tổng số 39 công ty Fintech là Loanvi hoạt động trong lĩnh vực P2P Lending. Năm 2017, 48 công ty Fintech, trong đó 4 công ty hoạt động trong lĩnh vực P2P Lending là Loanvi (HuyDong), Tima, TrustCircle, Lendbiz.

Đến năm 2018, sự gia nhập của nhiều công ty như Vaymuon, Mofin, Lendbiz, Fiin, Megalend,… đã nâng thêm số các công ty Fintech hoạt động trong lĩnh vực P2P Lending tại Việt Nam (FinTech News, 2017) và (Fintech News, 2018), góp phần tham gia vào cung ứng vốn cùng với quy mô vốn cung ứng và số lượng khách hàng khá lớn. Trong đó, Tima Lender là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực đầu tư cho vay tiêu dùng.

Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu cơ chế vận hành của nền tảng đầu tư cho vay tiền P2P Lending của Tima Lender.

1.Đối tượng tham gia nền tảng Tima Lender

Nền tảng Tima Lender được hình thành bởi 5 nhóm thành phẩn sau:

  • Nhà đầu tư cho vay
  • Công ty sở hữu nền tảng Tima Lender:
  • Khách hàng có nhu cầu vay
  • Bên bảo hiểm khoản vay
  • Ngân hàng quản lý tiền của nhà đầu tư.

2. Quy trình đầu tư cho vay của nền tảng Tima Lender

Tima Lender đã tối ưu hóa hầu hết toàn bộ các bước làm tự động và hoàn toàn online từ khâu tìm kiếm khách hàng đến việc đầu tư tiền và tất toán khoản vay

Các bước Nội dung thực hiện Chi tiết
Bước 1 Đăng ký vay vốn Người vay đăng ký gọi vốn trên website, ứng dụng và được Tima đánh giá thẩm định
Bước 2 Sàng lọc hồ sơ Hệ thống sẽ tự động đánh giá và sàng lọc hồ sơ đạt tiêu chuẩn
Bước 3 Phê duyệt hồ sơ Tima sẽ đánh giá, chấm điểm xếp hạng, và thông báo về kết quả phê duyệt
Bước 4 Kết nối với các Nhà đầu tư Tima  kết nối với các Nhà đầu tư
Bước 5 Nhận vốn đầu tư Tima sẽ thay mặt nhà đầu tư kí kết thỏa thuận tài chính.Người vay sẽ được nhận khoản đầu tư chuyển vào tài khoản ngân hàng của DN/ HKD vay
Bước 6 Thu hồi nợ gốc lãi Hàng tháng vào ngày 5, 15, 25 thì Tima sẽ thu hồi nợ của các khách hàng và chuyển trả tiền cho nhà đầu tư vào tài khoản thanh toán của Nhà đầu tư tại ngân hàng Nam Á.
Bước 7 Thu hồi nợ quá hạn và bồi thường bảo hiểm Trường hợp nợ quá hạn xảy ra Tima sẽ sử dụng các biện pháp thu hồi nợ phù hợp với quy định của pháp luật để thu hồi nợ cho nhà đầu tư.Trường hợp khách hàng không trả được nợ sau 90 ngày kể từ ngày đáo hạn thỏa thuận vay thì Tima sẽ phối hợp với bên bảo hiểm Vietinbank để thanh toán nợ gốc, lãi trong hạn cho nhà đầu tư.

Các bước thủ công mà nhà đầu tư phải thực hiện ban đầu:

  • Kí kết hợp đồng hợp tác giữa nhà đầu tư và Tima
  • Mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nam Á Bank

Các bước còn lại sẽ hoàn toàn tự động và thực hiện trên ứng dụng Tima Lender.

Trên đây là một số chia sẻ về việc vận hành đầu tư cho vay tiền của Tima Lender. Mình rất mong nhận được chia sẻ thêm của các nhà đầu tư cho vay tiền P2P Lending về mô hình này.

Theo các bạn với cách vận hành như vậy có khó khăn cho nhà đầu tư không?

Để trao đổi kinh nghiệm và học hỏi thêm kiến thức đầu tư cho vay ngang hàng: Tham gia cộng đồng nhà đầu tư cho vay ngang hàng tại Tima Lender.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.