Chào các bạn,
Hoạt động P2P Lending được thiết kế và xây dựng trên nền tảng công nghệ số, kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay (nhà đầu tư) mà không thông qua trung gian tài chính. Theo đó, toàn bộ hoạt động cho vay, trả nợ (gốc, lãi) giữa người đi vay và người cho vay được nền tảng giao dịch trực tuyến của công ty vận hành nền tảng ghi nhận và lưu trữ bằng các bản ghi điện tử, số hóa trên hệ thống cơ sở dữ liệu của công ty P2P Lending, được đăng tải cho khách hàng đăng ký tham gia.
Tại Việt Nam, một số công ty đăng ký ngành nghề kinh doanh là tư vấn tài chính, môi giới tài chính và tự giới thiệu là các công ty P2P Lending cung cấp dịch vụ kết nối nhà đầu tư và người đi vay, tuy nhiên pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định về P2P Lending.
P2P Lending có thể góp phần hỗ trợ tạo thêm kênh tiếp cận nguồn lực tài chính, cách thức vay đối với nền kinh tế nhất là đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội, qua đó góp phần đẩy lùi tín dụng đen.
Một số công ty P2P Lending là kênh phân phối, tìm kiếm khách hàng cho công ty tài chính, công ty cầm đồ hoặc công ty cầm đồ hợp tác với công ty công nghệ xây dựng nền tảng giao dịch trực tuyến để công ty cầm đồ tìm kiếm người đi vay và thực hiện cho vay; trong đó, một số công ty cầm đồ sử dụng nguồn tiền từ các khoản vay nước ngoài hoặc các khoản vay từ cá nhân, tổ chức trong nước để cho vay lại.
Hiện tại ở Việt Nam có một số công ty P2P Lending đã hợp tác với các ngân hàng ở Việt Nam để triển khai dịch vụ cho vay ngang hàng.
Cụ thể:
Công ty cổ phần tập đoàn Tima hợp tác với Ngân hàng Nam Á để quản lý tiền đầu tư của nhà đầu tư.
Công ty cổ phần tập đoàn Tima hợp tác với Công ty bảo hiểm Vietinbank để cung cấp gọi dịch vụ bảo hiểm rủi ro cho khách hàng.
Ngân hàng Nam Á hợp tác với nền tảng cho vay ngang hàng eloan
Công ty cổ phần Lendbiz hợp tác với Ngân hàng PGbank, VIB để triển khai dịch vụ tài khoản cho khách hàng đầu tư tại Lendbiz.
………….
Đây là một số công ty cho vay ngang hàng có công bố thông tin rõ ràng tại Việt Nam.